Thi công lắp đặt hệ thống thoát sét

Ngày nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng nhiều đặc biệt là mưa dông lớn kèm theo sấm sét. Khi bị sét đánh trúng, luồng sét sẽ lan truyền tới các thiết bị điện, điện tử, internet, điện thoại,… gây ra hiện tượng chập, cháy, thậm chí là gây nổ. Nếu sét đánh trúng người thì rất khó có thể sống sót, nếu may mắn không chết thì cũng mang những di chứng và tổn thường nghiêm trọng. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thi công lăp đặt hệ thống chống sét để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của chính mình.

                                            Hình ảnh: Hiện tượng sét xảy ra diện rộng

Chúng ta cùng tìm hiểu về Sét:

Sét là hiện tượng phóng điện trong tự nhiên, mang nguồn điện và sức nóng khủng khiếp lên tới hàng nghìn độ C. Sét thường hình thành khi có mưa dông, đặc biệt nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng của sét khá rộng. Những địa điểm dễ bị sét đánh nhất chính là các tòa nhà cao tầng, cao ốc, văn phòng, chung cư, xí nghiệp, nhà máy, nơi công trình đứng đơn độc…nếu bị sét đánh trúng sẽ gây hậu quả khôn lường cả về người và tài sản. hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng điện sét xuống đất một cách nhanh chóng. Để bảo vệ các toà nhà, các công trình xây dựng khỏi bị sét đánh, người ta thường lắp đặt hệ thống chống sét, khi sét đánh vào sẽ không bị tổn thất gì về người và tài sản.

QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:

Tốt nhất là bạn và doanh nghiệp của mình nên trang bị hệ thống chống sét. Đầu tư một khoản tiền không quá lớn để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và mọi người, bảo vệ an toàn cho tài sản, máy móc, thiết bị của mình. Thanh Hải luôn có quy trình chống sét một cách tốt nhất:

  • Tiếp nhận yêu cầu và khảo sát thực tế công trình.
  • Nhân viên kỹ thuật tiến hành thi công, lắp đặt (khoan giếng, đóng cọc tiếp địa, hàn hóa nhiệt, đi dây dẫn, lắp đặt trụ đỡ, đế đỡ, cáp chằng thân kim và kim thu sét.
  • Tư vấn, cung cấp giải pháp tối ưu để lắp đặt hệ thống chống sét.
  • Lập kế hoạch và lên phương án thi công hệ thống chống sét.
  • Kiểm tra và đo điện trở của hệ thống chống sét (tiêu chuẩn dưới 10 ôm).

CÁC BƯỚC THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:

Bước 1: Lắp đặt thiết bị thu sét: Lắp đặt hệ thống chống sét đầu thu sét PULSAR nhận năng lượng cần thiết trong khí quyển để tích trữ các điện tích trong bầu hình trụ. Pulsar sẽ thu năng lượng điện trường xung quanh trong thời gian giông bão trong khoảng từ 10 tới 20.000 v/m. Đường dẫn chủ động bắt đầu ngay khi điện trường xung quanh vượt quá giá trị cực đại để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất,  làm như vậy hệ thống chống sét tia tiên đạo sớm rất đơn giản mà hiệu qủa bảo vệ cao hơn hẳn hệ thống chống sét cổ điển. Đây là nguyên lý hoạt động quan trọng khi lắp đặt thiết bị thu sét.

Bước 2: Lắp đặt vùng bảo vệ: Thông thường ta thấy: Bán kính bảo vệ Rp của Đầu thu sét được tính theo tiêu chuẩn an toàn quốc gia pháp NFC17-102 năm 1995.

Bước 3: lắp đặt thiết bị thu sét tia tiên đạo PULSAR30:

  • Khi lắp đặt thiết bị thu sét tia tiên đạo PULSAR30 thỳ có kết cấu như sau:

+ Đĩa thu sẽ có đường kính 85mm.

+ Đầu thu có độ dài tầm 750mm, đường kính khoảng 18mm.

+ Bầu hình trụ 160mm chứa thiết bị phát tia tiên đạo đường dẫn sét chủ động.

+ Kẹp nối các đầu dây để mục đích là đưa dây thoát sét xuống đất.

+ Đường kính phía ngoài ống pulsar 30mm.

Đầu thu sét được đặt tại vị trí cao nhất của công trình. Đầu thu sét tia tiên đạo có chiều dài 2m là một khối bằng thép không gỉ siêu bền. Kết cấu này được liên kết với bộ ghép nối bằng Inox dài 3m do vậy chịu mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, cùng tồn tại với toà nhà và được đặt trên mái công trình có bán kính bảo vệ Rbv=65m.

Bước 4: lắp đặt dây dẫn sét:
Khi lắp đặt dây dẫn sét cần thực hiện như sau: Mỗi kim thu sét gồm 02 đường dẫn sét xuống để lắp đặt hệ thống chống sét cọc tiếp địa: Dây dẫn sét bằng thép mạ kẽm 16(18) từ kim thu sét đi ngầm dưới sàn mái tới cốt thép lõi thang, hàn với 1 thanh thép lõi thang 16(18). Thanh thép này phải liên tục và xuống tầng hầm 2, tại tầng hầm 2 (Cách sàn tầng hầm 2 là 800mm) dây thép lõi thang này sẽ nối với thép 16(18) dẫn tới kẹp kiểm tra điển trở và nối với hệ thống cọc tiếp địa.  khi thi công thanh thép lõi thang máy phải liên tục từ trên xuống. Tất cả các mối nối đều phải hàn điện, chiều dài mối hàn tối thiểu là 100mm.

Bước 5: Cuối cùng là lắp đặt hệ thống nối đất chống sét

 Cọc tiếp địa là gì? Ứng dụng của cọc tiếp địa | Mobile

Lắp đặt hệ thống chống sét nối đất chống sét nhà thầu điện Thanh Hải luôn chọn cách lắp sau:  Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 1000mm và băng đồng trần được đặt trong các rãnh rộng 500mm sâu 1100mm. Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn và nhanh chóng. Cọc nối đất bằng thép bọc đồng 16 dài 2400mm chôn cách nhau 6000mm và liên kết với nhau bằng băng đồng trần 25x3mm.  Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp đồng thoát sét bằng hàn hoá nhiệt, tuân theo tiêu chuẩn chống sét TCXD 46-84 hiện hành của Bộ Xây Dựng và tiêu chuẩn H.S của Singapore có tác dụng tải dòng điện hiệu quả do khả năng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và cáp thoát sét rất cao trong lắp đặt hệ thống chống sét, vì vậy đạt độ bền và tuổi thọ không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống nối đất như trong các hệ thống cũ trước đây. Điện trở nối đất chống sét 10 tuân theo tiêu chuẩn TCXD 46-84 của Bộ Xây Dựng của lắp đặt hệ thống chống sét.

Thanh Hải là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị, vật tư vàthi công, lắp đặt hệ thống chống sétcho các Doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình…Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên thi công hệ thống chống sét, thực hiện nhiều công trình, dự án lớn trên toàn quốc, chúng tôi tự tin về năng lực tư vấn và cung cấp giải pháp tối ưu nhất với chi phí tiết kiệm nhất trong việc lắp đặt hệ thống chống sét, bảo đảm trọn vẹn độ an toàn và tính thẫm mỹ cho công trình của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *