Hiện nay không khó để có thể khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của cáp chống cháy trong cuộc sống hàng ngày. Khi việc đảm bảo an toàn cháy nổ trong các công trình điện lực nói riêng và trong ứng dụng các kỹ thuật cơ sở hạ tầng nói chung thì những loại dây cáp điện chống cháy luôn là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ công trình mà còn có thể giúp kiểm soát, giảm thiểu những nguy cơ cháy nổ tại các công trình một cách tối ưu. Việc tìm hiểu các thông tin xoay quanh cáp chống cháy cũng sẽ giúp khách hàng có thể lựa chọn một cách chính xác sản phẩm phù hợp với từng công trình và nhu cầu sử dụng.
Cáp chống cháy
Khái niệm:
Cáp chống cháy hiện không còn là tên gọi quá xa lạ với mỗi người tiêu dùng sử dụng điện hiện nay. Tuy nhiên khái niệm cáp chống cháy cụ thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Đây là một sản phẩm thiết bị điện được sản xuất bằng lõi đồng được bện lại với nhau, hoặc bằng chất rắn được tôi nhẵn.
Cáp chống cháy không phải là một sản phẩm chống cháy tuyệt đối, hoặc không bị cháy khi gặp lửa. Mà đây là dòng sản phẩm có đặc tính khó cháy, hạn chế sự lây lan khi các công trình gặp phải hỏa hoạn. Đặc biệt dây cáp chống cháy có thể vẫn dẫn điện trong một khoảng thời gian tùy theo cấp độ tiêu chuẩn quy định của từng loại cáp
Vậy nên khách hàng không nên nhầm lẫn khi cáp chống cháy là cáp không bị cháy. Chúng chỉ làm hạn chế sự lây lan của đám cháy. Và với nhiều cải tiến hiện đại, thì các loại cáp chống cháy ngày nay có vỏ được làm bằng chất liệu cao cấp. Khi gặp lửa sẽ không gây ra khói và khí độc như các dòng sản phẩm cáp chống cháy trước đây.
Cấu tạo:
Cáp chống cháy thường có cấu tạo gồm:
+ Lõi đồng.
+ Lớp cách điện Mica chống cháy.
+ Lớp cách điện XLPE
+ Lớp vỏ bảo vệ LSZH
Cáp chống cháy không có giáp bảo vệ không có lớp đệm bên trong và lớp bọc thép. Các loại cáp chống cháy có vỏ bọc ít khói không Halogen sẽ có thể chống lại được tia cực tím.
Phân loại:
Hiện nay trên thị trường có hai loại cáp chống cháy thông dụng đó là:
+ Cáp chống cháy loại thường, có vỏ bọc ngoài là FR-PVC và FR-CL, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC
+ Cáp chống cháy loại có ít khói độc, vỏ bọc ngoài là LSFH, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/LSFH
Công dụng:
Cáp chống cháy có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống và thường được ứng dụng trong các công trình lớn. Có thể kể đến như: Các trung tâm thương mại, chung cư, tòa nhà, sân bay, sân vận động, nhà hát lớn, khu resort…
Ngoài ra cáp chống cháy còn được sử dụng nhiều trong hệ thống điện lực của các công trình thoát hiểm, báo cháy, điện chính, hệ thống phun nước chữa cháy, thiết bị dò tìm và thoát khói, hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và lối báo thoát hiểm…
Tiêu chuẩn của cáp chống cháy
+ Cáp chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất là 90 phút: Theo tiêu chuẩn IEC 60331
+ Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút: Theo tiêu chuẩn CNS 11174
+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại A
+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại B
+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại C
+ Chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu được thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp: Tiêu chuẩn BS 6387 loại W
+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại X
+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y
+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z
Ký hiệu cáp chống cháy.
Thông thường cáp chống cháy có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những ký hiệu để phân biệt riêng. Dưới đây là những ký hiệu của các dòng dây cáp chống cháy thông dụng, khách hàng có thể tham khảo
– Cáp đồng chống cháy, một lõi, không giáp, bọc cách điện PVC, ký hiệu: Cu/Mica/Fr-PVC, viết tắt: CV/Fr 1x.
– Cáp đồng chống cháy , một lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 1x.
– Cáp đồng chống cháy, hai lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 2x.
– Cáp đồng chống cháy, ba lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3x.
– Cáp đồng chống cháy, 4 lõi (1 lõi trung tính nhỏ hơn), bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3×1.
– Cáp đồng chống cháy, 4 lõi , bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 4x.
– Cáp đồng chống cháy, 5 lõi , bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 5x.
Cáp chống cháy, chống nhiễu.
Bên cạnh cáp chống cháy thì các dòng cáp điều khiển chống nhiễu cũng được khách hàng tin dùng rất nhiều. Đây là loại cáp điều khiển chống nhiễu có vỏ bọc lớp lưới bện bằng đồng. Cũng nhờ vỏ bọc này mà dây cáp có thể chống nhiễu trong quá trình sử dụng truyền tín hiệu.
Cáp điện chống nhiễu có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất khi ngắt mạch là 160 độ C (thời gian không lớn quá 5 giây)
Cấu tạo của dây cáp chống nhiễu:
Dây cáp chống nhiễu bao gồm 3 phần cơ bản:
+ Lõi dẫn: Lõi dẫn được làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm. Số lượng dây bên trong lõi dẫn có thể từ 2 đến 60 dây, được đánh số thứ tự cho từng dây. Người ta phân biệt các loại dây này theo màu sắc khác nhau. Bên ngoài lõi được bọc một lớp sợi màu trắng gọi là Polyethylene.
+ Lớp bọc lót: Có cấu tạo bằng các lưới chắn bằng đồng mạ thiếc hoặc nhôm được bện đơn hoặc bện đôi.
+ Vỏ bọc: Đây chính là lớp ngoài cùng của cáp chống nhiễu. Lớp vỏ bọc được làm bằng chất liệu nhựa PVC, hoặc XLPE.
Công dụng của dây cáp chống nhiễu.
+ Truyền tải điện hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều khiển.
+ Đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.
+ Chống nhiễu cho cáp, chống lại các tác động khắc nghiệt của môi trường, khả năng chống cháy cao, chậm cháy, khi cháy tỏa khói ít, không có chất độc hại. Ngăn ngừa côn trùng, mối mọt…